Giá dầu có thể đạt đến đỉnh cao nhất mọi thời đại, gần 150 USD / thùng vì các công ty năng lượng hầu như không chịu đầu tư vào sản xuất mới. Đây là kết quả mới được Công ty nghiên cứu Berstein Research công bố.
Bernstein là một trong những tổ chức giám sát thị trường dầu mỏ, bao gồm Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cảnh báo rằng các công ty ít chịu đầu tư vào các dự án lớn và dài hơi để tạo ra sản lượng lớn. Các dự án như vậy thường được thực hiện bởi các công ty lớn như Exxon Mobil hay Chevron, nhưng dần dần bị lãng quên sau một thời gian giá dầu sụt giảm kéo dài.
Theo thống kê của Bernstein, trong 15 công ty, khai thác 80% trữ lượng dầu của thế giới, chỉ có Exxon và BP là còn chịu đầu tư vào lĩnh vực này.
“Rủi ro của việc giảm đầu tư vào công nghiệp dầu lúc nãy sẽ dẫn đến thiếu hụt dầu trong tương lai. Dầu vẫn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Bất kì sự thiếu hụt nguồn cung dầu nào cũng có thể đẩy giá dầu nhảy vọt cao hơn cả mức đỉnh từng được ghi nhận vào năm 2008, vốn ở mức 150 USD/thùng”, Bernstein nêu trong báo cáo.
Giá dầu một tháng qua.
Hai chuẩn của giá dầu thế giới là giá dầu thô biển Bắc (Brent, giao dịch bên ngoài nước Mỹ) và WTI (giao dịch tại Mỹ) đạt mức cao nhất là 147 USD/thùng vào tháng 7/2008. Giá dầu hiện đang dao động trong khoảng 70 – 80 USD / thùng.
Tỉ lệ tái đầu tư trong công nghiệp dầu, vốn là thước đo dòng tiền đầu tư vào việc thăm dò và khai thác các nguồn dầu mỏ và khí đốt mới, đang là thấp nhất trong các năm trở lại đây. Trong khi đó, thời gian cầm cự của nguồn dự trữ dầu trong các công ty lớn đã sụt giảm 30% so với năm 2000. Nếu không khai thác bổ sung, lượng dự trữ này chỉ có thể sử dụng trong 10 năm, ở năm 2000 con số này là 15 năm.
Berstein thừa nhận rằng các nhà điều hành công nghiệp dầu mỏ hiện đang đối mặt với một sự phân vân rất lớn, khi nào thì nhu cầu dầu thô đạt đỉnh, khi mà hiện nay công nghệ năng lượng tái tạo và các phương tiện chạy bằng điện đang rất phát triển. Nếu nhu cầu đạt đỉnh trước năm 2030 thì việc cắt giảm đầu tư là hợp lý. Nhưng nếu nhu cầu tiêu thụ dầu vẫn tiếp tục tăng thì các nhà quản lý này sẽ trở thành “những thằng ngốc”.
Các nhà đầu tư hiện đang kêu gọi các công ty thăm dò và khai thác dầu trả nhiều tiền hơn cho các cổ đông thay vì đầu tư vào khai thác các nguồn cung mới rất có thể sẽ hối hận vì chiến lược này của mình.
Nguồn CNBC